D2C (Direct to Consumer) – Hướng Đi Mới Trong Kỷ Nguyên Số?

1. Giới Thiệu Về Mô Hình Bán Hàng D2C

Bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng, hay còn gọi là Direct to Consumer (D2C), là một mô hình kinh doanh mà trong đó nhà sản xuất bán hàng trực tiếp cho khách hàng cuối cùng, bỏ qua các kênh phân phối trung gian như đại lý, nhà bán lẻ hay cửa hàng.

Mô hình D2C ngày càng trở nên phổ biến trong thời đại số hóa hiện nay, đặc biệt khi các doanh nghiệp nhận thấy lợi ích từ việc kết nối trực tiếp với người tiêu dùng. Qua đó, họ có thể kiểm soát tốt hơn quy trình bán hàng, xây dựng thương hiệu một cách mạnh mẽ hơn, và tạo ra trải nghiệm mua sắm liền mạch hơn cho khách hàng.

2. Lợi Ích Của Bán Hàng D2C

2.1. Kiểm Soát Hoàn Toàn Thương Hiệu Khi không phải phụ thuộc vào các nhà bán lẻ, doanh nghiệp D2C có toàn quyền kiểm soát cách thương hiệu của họ được trình bày và tiếp cận với khách hàng. Điều này giúp họ duy trì sự nhất quán trong thông điệp thương hiệu và tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng.

2.2. Tăng Tương Tác Trực Tiếp Với Khách Hàng D2C cho phép doanh nghiệp thu thập dữ liệu khách hàng trực tiếp, giúp họ hiểu rõ hơn về nhu cầu, sở thích, và hành vi mua sắm của khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp có thể cá nhân hóa sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường.

2.3. Giảm Chi Phí Trung Gian Bằng cách loại bỏ các kênh phân phối trung gian, doanh nghiệp có thể giảm bớt các khoản chi phí liên quan và từ đó cải thiện biên lợi nhuận. Khách hàng cũng được hưởng lợi từ giá cả hợp lý hơn khi mua sản phẩm trực tiếp từ nhà sản xuất.

3. Thách Thức Khi Chuyển Đổi Sang Mô Hình D2C

3.1. Quản Lý Chuỗi Cung Ứng Khi doanh nghiệp trực tiếp chịu trách nhiệm từ sản xuất đến giao hàng, việc quản lý chuỗi cung ứng trở nên phức tạp hơn. Điều này đòi hỏi sự đầu tư lớn vào công nghệ và logistics để đảm bảo hàng hóa được giao đến tay khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả.

3.2. Xây Dựng Niềm Tin Và Thương Hiệu Trong mô hình D2C, doanh nghiệp cần phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng niềm tin với khách hàng. Điều này có thể đạt được thông qua chất lượng sản phẩm, dịch vụ khách hàng xuất sắc, và các chiến dịch marketing mạnh mẽ.

4. Các Chiến Lược Marketing Hiệu Quả Cho Mô Hình D2C

4.1. Tận Dụng Sức Mạnh Của Truyền Thông Xã Hội Các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook, Instagram, và TikTok là công cụ mạnh mẽ để tiếp cận và tương tác với khách hàng. Doanh nghiệp có thể sử dụng các chiến dịch quảng cáo nhắm mục tiêu, nội dung do người dùng tạo, và kể chuyện thương hiệu để thu hút sự chú ý và xây dựng cộng đồng khách hàng trung thành.

4.2. Tối Ưu Hóa Trải Nghiệm Mua Sắm Trực Tuyến Một trải nghiệm mua sắm trực tuyến mượt mà và thuận tiện là yếu tố then chốt để thành công trong mô hình D2C. Điều này bao gồm việc thiết kế website thân thiện với người dùng, tối ưu hóa tốc độ tải trang, và cung cấp các phương thức thanh toán và giao hàng linh hoạt.

4.3. Chương Trình Khách Hàng Thân Thiết Chương trình khách hàng thân thiết không chỉ giúp giữ chân khách hàng mà còn khuyến khích họ mua sắm lại. Bằng cách cung cấp các ưu đãi, điểm thưởng, và trải nghiệm độc quyền, doanh nghiệp có thể tạo ra mối quan hệ bền vững với khách hàng.

5. Tương Lai Của Bán Hàng D2C

D2C không chỉ là một xu hướng mà còn là tương lai của ngành bán lẻ. Khi ngày càng nhiều doanh nghiệp nhận ra lợi ích từ việc tiếp cận trực tiếp khách hàng, mô hình D2C sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Để thành công trong mô hình này, doanh nghiệp cần phải đầu tư vào công nghệ, tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng, và xây dựng chiến lược marketing thông minh.

6. Kết Luận

Bán hàng D2C là một mô hình kinh doanh đầy tiềm năng trong kỷ nguyên số. Với khả năng kiểm soát thương hiệu, tương tác trực tiếp với khách hàng, và giảm chi phí trung gian, D2C đang mở ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, để thành công, các doanh nghiệp cần phải đối mặt với nhiều thách thức và nắm bắt các chiến lược marketing hiệu quả.

Create an image that illustrates the concept of Direct to Consumer (D2C) business model. Show a modern, vibrant online store interface on a tablet or smartphone, where a customer is directly purchasing products from a manufacturer. Surround the scene with elements representing the elimination of middlemen, such as crossed-out symbols over traditional retail shops or distribution centers, and arrows connecting the manufacturer directly to the consumer. The overall atmosphere should convey simplicity, efficiency, and modernity.

D2C (direct to consumer) là xu hướng mà rất nhiều startup/ sme lựa chọn để thâm nhập thị trường & scale up. Lí do: triển khai nhanh (qua face, web, app, sàn, zalo…), ít phải xin xỏ, đỡ khâu phân phối trung gian, data metric rõ ràng, a/b testing nhanh
Vd: Coolmate, Yody, Levents, Polomanor, Gumac bán thẳng quần áo tới người mua, dựa vào số liệu/ phản hồi để tiếp tục cải tiến/sáng tạo mẫu mã phù hợp. Tốc độ từ r&d --> sản xuất--> bán --> feedback chỉ tầm 10 ngày
D2C phù hợp với nghành thời trang, đồ chơi, sách, gia dụng, mỹ phẩm… các sản phẩm mua nhanh, ít phải trải nghiệm/ tư vấn, ship & bảo hành dễ dàng. Càng giá trị cao càng dễ làm vì chuyển thẳng chiết khấu phân phối tới tay người mua. Đỉnh cao: Xiaomi, bán oto/ smartphone qua D2C hết
Với các Kênh phân phối truyền thống, chi phí khá cao và thường bỏ ra 1 cục từ đầu
– xây dựng hệ thống (lương nhân sự Sale/ Sup/ Asm/ Rsm/ Nsm / Npp và ngân sách đổi trả hàng/ hoàn hàng): 20-30%
– Chi phí sản xuất, kho bãi, hành chính, quản lý 10-12%
– Logistic: 3-5%
– Marketing/ PR /Event/promotion: 5-10%
D2C thì vẫn có phí cho các platform và ko hề rẻ. Ví dụ:
– Shopee: 19% ( shopee mall)
– Tiktok: 13,5%
– Ads: 5-15%
– Phí hoàn hàng 2-15%
– KOL, KOC: 8-13%
– Livestream: 5-8%
– Ship/ Cod: 5%
– Affiliate: 15-20%
Cái khác là D2C bỏ ít vốn hơn ban đầu, và có thể chủ động thay đổi giá cả/ sản phẩm/promotion/ Marketinh liên tục theo phản hồi khách hàng. Chẳng hạn Coolmate: ko cần store, ko cần đại lý trung gian nên tốc độ và sự hiệu quả cao hơn hẳn
Tuy vậy D2C có rủi ro lớn là phụ thuộc quá nhiều vào platform: facebook, ads, tiktokshop, youtube, insta, shopee…chỉ cần họ tăng phí là mệt, hoặc bị khoá shop thì đổ sông đổ biển. Rủi ro nữa là khi phơi mình trên các nền tảng thì các đối thủ sẽ spy và tấn công vào mọi ngóc ngách
Cách tốt nhất là phải xây được nhà riêng: web/ app, Crm, Cskh, nắm được data khách và tương tác 1-1 với khách để tăng LTV (lifetime value). Coolmate đầu tư hẳn 1 đội Tech để liên tục phát triển các giải pháp này, Yody thì còn mạnh tay hơn. Đến mức độ đó thì d2c chuyển sang cuộc chơi tài chính/ công nghệ/ dữ liệu rồi chứ ko thuần tuý bán hàng nữa
Tóm lại, dù d2c hay M2c hay gì2c đi nữa thì vẫn cần nắm bắt được nhu cầu Kh và cải tiến sản phẩm/ trải nghiệm liên tục, tạo ra những kênh tương tác 1-1. Các giải pháp Tech saas: web, loyalty, customer care, bot, automation đã đầy đủ, biết cách vận dụng sẽ làm được.
Sản xuất là 1 loại năng lực rất khó để học. Chỉ có thể hành bằng cách mua máy, nhập nguyên liệu, xây xưởng, tuyển công nhân..đơn vị tính bằng quý và tỉ. Tính sai vài nước hoặc gặp lúc thời ko thuận thì đi cả cơ nghiệp
Vì thế các đội mạnh về thương mại (marketing, sale, ecom, kênh…) nên học cách chơi với đội sản xuất để khớp nối chuỗi giá trị. Tại sao phải “học”? Vì tư duy, gene và môi trường khác biệt dẫn đến lệch nhau về kì vọng/ quan điểm. Chọn sai thì cũng hỏng cả 1 chiến lược
Chọn đúng thì con đường d2c sẽ thênh thang. Khi đó chỉ cần tập trung vào nghiên cứu ngách tiềm năng, chọn lựa phân khúc, thiết kế trải nghiệm xuất sắc và xây hành trình khách đủ sâu. Thì sẽ có cả 1 cơ đồ d2c
Cũng đừng ham sản xuất rẻ, vì điều đó dẫn đến chất lượng thấp, làm hỏng cả thương hiệu. Trả giá cao cho hàng tốt để bán được giá cao hơn mới là cách đúng
Đầu tư d2c ko lớn. Khoảng 300tr là đủ sản xuất 1 lô hàng, 500tr marketing/ sale/ ecom, 200tr vận hành, tầm 3-6 tháng là trả lời được kết quả. Nếu sai hoặc lẹt đẹt quá thì chơi game mới- hệ thống/ con người/ quy trình/ knowhow có thì lặp đi lặp lại quá trình này, đánh 10 ăn 3 hoà 3 đã ngon rồi
Tất nhiên d2c ko dành cho tay mơ. Phải thật sự xuất sắc 1 khâu nào đó mới nên làm. Nếu ko thì cứ xây team làm affiliate cho ngon, ko cần vận hành, ko ngâm vốn mà tỉ lệ 30-40% vẫn đủ tốt để sáng tạo
Affiliate là con đường rất sáng sủa vì ko giới hạn biên giới, knowhow như nhau ở hầu hết market, tiền tươi thóc thật, và sống tự do. Càng ít sở hữu tài sản vật lí càng đỡ rủi ro
Mình gặp nhiều team Hn làm affiliate mà thu nhập 500tr++, dù còn rất trẻ. Ko nhiều C-level/ Founder đạt tới mức đó. Thế nên xu thế tương lai, đám trẻ sẽ bớt quan tâm đến danh xưng, văn phòng, mà sẽ tập trung vào sáng tạo để kiếm tiền
Tuy vậy điều đó sẽ khiến các cty khó kiếm nhân tài và sẽ khó bứt lên thành các Dn vững mạnh được. Social/ platform càng bùng nổ thì kinh doanh sẽ càng phân tán
1 thời kì mới thật sự hấp dẫn
0 0 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Gọi điện cho tôi Gửi tin nhắn Facebook Messenger Chat Zalo Xem bản đồ
Gọi ngay Form Liên hệ Messenger Zalo Bản đồ